Theo ông Trần Quang Hà, Phó vụ trưởng Vụ KHCN (Bộ GTVT), một số quy định tại Thông tư được thiết kế theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) có sản phẩm tốt, chất lượng và đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng quyền chủ động cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước hiện nay.
Một điểm mới trong Thông tư 25 là việc đánh giá mức độ rủi ro để phân nhóm DN từ đó áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp. Cụ thể, cơ quan quản lý chất lượng (QLCL) sẽ căn cứ vào các tiêu chí về hạ tầng DN, loại sản phẩm sản xuất lắp ráp và tiêu chí tuân thủ quy định để phân DN làm 3 nhóm: Nhóm có mức độ rủi ro thấp (nhóm 1); Nhóm có mức độ rủi ro trung bình (nhóm 2); Nhóm có mức rủi ro cao (nhóm 3).
Đối với các DN đạt nhóm 1, việc áp dụng các biện pháp quản lý sẽ có tần suất dài hơn so với nhóm 2 và 3. Chẳng hạn như chu kỳ đánh giá COP (đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng sản phẩm) sẽ có thời hạn 36 tháng thay vì 24 tháng (nhóm 2) hoặc 12 tháng (nhóm 3).
Với các DN nhóm 1, tần suất kiểm tra, lấy mẫu ngẫu nhiên 1 sản phẩm trong số xe xuất xưởng để đánh giá cũng có thời gian dài hơn là 24 tháng/lần thay vì 18 tháng/lần của nhóm 2 và 12 tháng/lần của nhóm 3.
Đối với linh kiện nhập khẩu từ các quốc gia có ký Hiệp định MRA về hàng rào kỹ thuật dùng chung một giấy chứng nhận thì các kết quả của các nước ấy mặc nhiên thừa nhận, không phải đánh giá.
Trường hợp linh kiện nhập khẩu từ các nước chưa có thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực chứng nhận chất lượng xe cơ giới với Việt Nam sẽ phải đánh giá COP tương tự như linh kiện sản xuất lắp ráp trong nước. Nhưng những linh kiện này sẽ được miễn đánh giá COP các kỳ tiếp theo nếu cơ sở sản xuất trình được các tài liệu thể hiện kết quả đánh giá COP còn hiệu lực phù hợp theo quy định ECE (tiêu chuẩn cho việc kiểm định sản phẩm của châu Âu), EC (sản phẩm đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của châu Âu) được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hoặc tổ chức đánh giá độc lập được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài công nhận.
“Việc đánh giá các linh kiện từ nước ngoài theo Thông tư 25 giảm thiểu tối đa việc phải đi nhiều lần”, ông Hà cho biết thêm.
Một điểm đáng chú ý khác trong thông tư 25 là việc chủ động hơn của các đơn vị sản xuất lắp ráp xe trong nước trong việc triệu hồi sản phẩm lỗi. Ở thông tư 25, các đơn vị này nếu tự phát hiện lỗi có thể chủ động thực hiện việc triệu hồi và chỉ cần có thông báo cho cơ quan đăng kiểm. Tuy nhiên những trường hợp nhà sản xuất không phát hiện ra lỗi, mà sản phẩm lỗi lặp lại một cách có hệ thống thì lúc đấy cơ quan quản lý sẽ yêu cầu phải triệu hồi. Khi đó, nhà sản xuất phải báo cáo kế hoạch, phương án để đăng kiểm chấp thuận.
Ngoài ra, Thông tư 25 cũng có một số điểm mới, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp như: không còn hình thức giám sát xuất xưởng đối với từng xe và cũng không có việc giám sát đột xuất. Chỉ khi có khiếu nại, thông tin có căn cứ thì mới được thành lập đoàn giám sát. Hay Giấy chứng nhận kiểu loại ô tô, linh kiện như trước đây không có thời hạn nên hàng năm đều phải đánh giá nhưng theo Thông tư 25 thì loại giấy này có thời hạn 3 năm mới phải thực hiện lại một lần.
Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu tràn vào ngày càng nhiều, còn ô tô trong nước giảm sản lượng khiến. Điều này khiến các DN sản xuất linh kiện lo ngay ngáy bởi nguy cơ đối mặt với rủi ro và có thể bị phá sản.
Đến thời điểm hiện tại, các Bộ, ngành vẫn chưa thống nhất về chính sách ưu đãi cho sản xuất ô tô trong nước. Điều này khiến những DN đầu tư lớn cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước lo ngại, phân vân.
Mặc cho nhiều DN tung ra các chương trình hỗ trợ lệ phí trước bạ, giảm giá xe thì lượng ô tô tiêu thụ trong tháng 1/2012 vẫn giảm mạnh. Sau Tết Nguyên đán các đại lý bán ôtô vắng bóng khách hàng.
Sau khi Hà Nội và TP.HCM quyết định tăng lệ phí trước bạ, thực hiện từ 1/1/2012, các DN sản xuất lắp ráp ôtô đã có phản ứng.