Liên tục có mặt tại Việt Nam với giá trị lên tới hàng chục triệu USD mỗi tuần, nhưng dường như xe nhập khẩu vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước, hoặc chí ít tạo ra một mặt bằng về giá bán thấp đối với thị trường ôtô Việt Nam. Các biện pháp kỹ thuật để “hỗ trợ” lắp ráp, sản xuất ôtô trong nước, với góc nhìn của người tiêu dùng, là hoàn toàn chưa có hiệu quả, khi mà giá bán xe không có nhiều thay đổi so với năm ngoái (chứ chưa nói đến các thị trường khác).
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tuần vừa qua, từ ngày 31/8/2018 đến ngày 6/9/2018, số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu đã giảm 27% so với tuần trước. Tuy nhiên, số lượng xe vẫn ở mức cao, khi có tới 2.264 chiếc, trị giá đạt 53,7 triệu USD, cập cảng.
Nếu như xe xuất xứ từ Indonesia chủ yếu mang thương hiệu Toyota, như Fortuner, Avanza, Wigo hay Mitsubishi Xpander…, thì Thái Lan lại là nguồn chính xuất khẩu xe vào Việt Nam, cung cấp toàn bộ dòng pick-up, các mẫu SUV 7 chỗ hay một số dòng xe nhỏ. Trong tuần vừa qua, đã có 1.485 xe từ Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam, chiếm tỉ lệ lên tới 65% lượng xe làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan; trong đó, toàn bộ là dòng xe tải (bán tải) và xe dưới 10 chỗ.
Có đến 99,9% phân khúc xe tải (và bán tải) trong tuần qua đều nhập khẩu từ Thái Lan (678/679 chiếc làm thủ tục nhập khẩu), với tổng giá trị khoảng 14,15 triệu USD. Số xe này được đăng ký tờ khai nhập khẩu ở khu vực cửa khẩu cảng Hồ Chí Minh, với 518 chiếc, tiếp theo là thành phố Hải Phòng, với 160 chiếc…
Tương tự, ở phân khúc xe dưới 10 chỗ, lượng xe nhập khẩu từ Thái Lan cũng lên tới 807 chiếc, chiếm tỷ trọng 58,9% trong tổng lượng xe loại này. Tiếp theo là xe có xuất xứ Indonesia (462 chiếc), từ Anh (43 chiếc), còn lại là xe có xuất xứ từ Đức, Nga... Và với 1.370 chiếc được làm thủ tục nhập khẩu, với trị giá hơn 32 triệu USD (ít hơn so với tuần trước tới 759 chiếc), phân khúc này chiếm tới 60,5% lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu trong tuần. Trong đó, số xe này được đăng ký tờ khai nhập khẩu ở khu vực cửa khẩu cảng thành phố Hồ Chí Minh, với 1.033 chiếc, tiếp theo là Hải Phòng (334 chiếc), Đà Nẵng (3 chiếc).
Thông tin nhập khẩu ôtô làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan Hải quan trong tuần qua:
Trong tuần qua, không có xe trên 9 chỗ nào làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam.
Ở phân khúc xe chuyên dụng, trong tuần qua, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu 215 chiếc, với giá trị khai báo 7,5 triệu USD. Đáng chú ý, dòng xe từ Mexico làm thủ tục nhập khẩu tới 200 chiếc; đây là điều khá khác biệt khi mà tại Việt Nam hiện nay có duy nhất Volkswagen nhập khẩu xe từ nguồn này, nhưng cũng là dòng xe dưới 9 chỗ (Tiguan), chứ không phải xe chuyên dụng.
Ngoài ra, cũng theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tuần qua, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã chi 57 triệu USD để nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô các loại (con số này của tuần trước là 46,5 triệu USD), chủ yếu là từ Thái Lan với 15 triệu USD, từ Trung Quốc với 8,6 triệu USD, từ Nhật Bản với 7,2 triệu USD, từ Hàn Quốc với gần 7 triệu USD…
Volkswagen Tiguan Allspace tiếp tục giảm mạnh gần 400 triệu đồng, nhờ đó mà giá bán thực tế của mẫu SUV 7 chỗ này được xem gần như chạm đáy kể từ khi mở bán tới nay.
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Kể từ 1/7 các dòng xe lắp ráp trong nước sẽ được hỗ trợ giảm lệ phí trước bạ trong nước, tuy nhiên các dòng xe nhập khẩu không được hưởng ưu đãi này buộc phải tự giảm giá để đẩy đi lượng hàng còn tồn lại.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Trước đó nhà phân phối mẫu xe Hyundai Creta đã công bố kế hoạch chuyến sang lắp ráp mẫu xe này thay vì nhập khẩu như trước.