Trong một hội thảo vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Yano Takeshi, Tổng Giám đốc Yamaha motor Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) cho rằng xe máy vẫn là phương tiện thiết yếu của người dân tại Hà Nội cũng như các đô thị lớn vì tính kinh tế, tiện lợi và sự phù hợp với điều kiện đường xá, thói quen của người dân.
Theo ông Yano Takeshi, mục đích của chính sách cấm xe máy là giảm thiểu tắc đường, giảm ô nhiễm môi trường và đảm bảo chất lượng đi lại nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở các khu đô thị lớn. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp duy nhất.
Hơn thế nữa, những đề xuất, những chính sách này mang tính tổng quan, chưa có kế hoạch cụ thể và lộ trình chi tiết cần thêm nhiều bộ, ban, ngành liên quan cũng như thêm nhiều thời gian nghiên cứu thực hiện.
Ông Yano Takeshi cho hay: "Hiện, xe máy vẫn là phương tiện thiết yếu của người dân tại Hà Nội cũng như các đô thị lớn vì tính kinh tế, tiện lợi và sự phù hợp với điều kiện đường xá, thói quen của người dân trong bối cảnh cơ sở hạ tầng của Việt Nam so với các nước còn nhỏ, cũ, quỹ đất và hạ tầng giao thông còn hạn chế và chậm phát triển hơn. Đó là lý do tại sao xe máy lại phù hợp với giao thông tại Việt Nam".
Đồng thời cho rằng, những chính sách như thế này cần nhiều giải pháp đồng bộ chứ không chỉ là phương pháp là hạn chế phương tiện cá nhân và bày tỏ mong muốn các cơ quan chức năng tiếp tục cân nhắc, nghiên cứu sâu hơn đặc biệt là bám sát đến nhu cầu thực tế của người dân để giảm thiểu những xáo trộn trong công việc và cuộc sống; tránh những hệ quả xấu về mặt kinh tế.
Thị trường xe máy vẫn tăng trưởng
Đây không phải là lần đầu tiên giải pháp hạn chế xe máy được “nhắc đến” để giúp giảm thiểu tình trạng tắc đường. Nhưng trên thực tế, lượng xe máy tiêu thụ tại thị trường Việt Nam vẫn tiếp tục tăng theo từng năm.
Trong báo cáo mới nhất, VAMM cho biết 5 thành viên của mình là Honda, Piaggio, Suzuki, SYM và Yamaha Motor Việt Nam đã bán ra tổng số trên 1,5 triệu chiếc xe máy tại Việt Nam. Con số này vẫn tăng 6% so với cùng kỳ năm 2016.
Nếu duy trì đà tăng trưởng, thị trường xe máy năm 2017 có thể đạt trên 3 triệu chiếc, con số này vẫn tương đương so với năm ngoái. Điều này cho thấy lượng xe máy tiêu thụ tại Việt Nam không hề giảm sút như dự đoán.
Cũng theo một nghiên cứu mới về giao thông vừa được công bố, đến hết năm 2017, Hà Nội sẽ có 5,7 triệu xe máy và khoảng 4,27 xe lưu hành. Hệ số sở hữu xe máy xăng trên hộ gia đình tại Hà Nội năm 2017 là 2,008 xe/hộ, thấp hơn ở TP.HCM (2,326 xe/hộ).
Tuy nhiên, vừa mới đây, HĐND thành phố Hà Nội đã chính thức thông qua đề án quản lý phương tiện giao thông, giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường.
Theo dự báo, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay của ô tô và xe máy thì đến đến năm 2020 sẽ có hơn 800.000 ô tô; hơn 6 triệu xe mô tô, gắn máy. Đến năm 2030 số ô tô là gần 2 triệu; xe mô tô, gắn máy là 7,5 triệu. Sự gia tăng của phương tiện giao thông đã ở mức báo động, nếu không có các biện pháp quản lý kịp thời thì trong tương lai, tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường sẽ trở nên nghiêm trọng.
Do đó, Hà Nội sẽ tập trung thực hiện các giải pháp như quản lý số lượng và chất lượng phương tiện tham gia giao thông; nâng cao hiệu quả vận tải hành khách công cộng; giải pháp ứng dụng CNTT trong công tác quản lý để có thể giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Trong đó, năm 2017-2018 sẽ tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý phương tiện tham gia giao thông và tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
Giai đoạn 2017-2020 sẽ tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý số lượng, chất lượng phương tiện tham gia giao thông và phát triển vận tải hành khách công cộng. Áp dụng giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân theo ngày chẵn, lẻ đối với những khu vực, tuyến phố ùn tắc thường xuyên, nghiêm trọng.
Một khu vực của Đức đã ban bố lệnh cấm xe điện, cùng với xe chạy động cơ đốt trong, trên một số tuyến đường miền núi trong mùa hè.
Vẫn sẽ tắc đường nếu chỉ cấm xe máy trong khi hạ tầng giao thông không thay đổi triệt để.
Thị trưởng thành phố Genova, Itlay cho rằng sẽ ngăn chặn bất kỳ phương tiện nào không đáp ứng tiêu chuẩn quy định khí thải Euro 3 vào khu vực Ligurian của thành phố.
Kể những mặt xấu và bất tiện rồi đòi cấm xe máy để đường xá thông thoáng là không thuyết phục.
Chỉ vì chiếc áo mưa mà khiến tôi suýt mất mạng! Ông Tân kể lại kỷ niệm mặc áo mưa qua loa rồi ngã xe khiến tôi rùng mình, thì ra mặc áo mưa sai cách dễ mất mạng như chơi.