Tôi năm nay 31 tuổi, độc thân, làm văn phòng giờ hành chính đi làm cánh cơ quan 9 km. Đầu năm 2017 sau khi có bằng lái, tôi đã mê mẩn lên đủ các trang mạng tìm hiểu về xe hơi, nghiên cứu các kiểu và quyết định chọn mua cho mình chiếc Volkswagen 5 chỗ, giá lúc đó sau khi ra biển là khoảng 850 triệu đồng.
Xe mới nên háo hức lắm, bắt đầu trang bị đủ thứ đồ chơi, loanh quanh mất thêm tầm 50 triệu nữa. Vậy là ngót nghét 900 triệu cho chiếc xe đầu tiên và khi có xe rồi vấn đề bắt đầu nảy sinh.
1. Chỗ đỗ xe
Nhà không cho xe vào được, vậy là muốn đỗ xe tôi phải tìm chỗ đỗ xe quanh nhà. Xe mới, xót xe tìm mãi mới được chỗ tạm ổn, vẫn ngoài trời nhưng gần nhà, cách khoảng 400 m, giá thuê chỗ là 1,5 triệu đồng. Vậy là hàng ngày tôi phải lấy xe máy đi ra bãi xe lấy ôtô đi làm, bắt đầu lích kích. Nhiều lúc ngại ngại lại phóng đi luôn vì công vòng vèo lấy xe cũng quá tội.
2. Đi làm
Từ ngày có xe tôi vất vả lắm, dậy thật sớm 6 giờ, 7 giờ mà ra khỏi bãi thì y như rằng tôi nhích đến cơ quan (trước đi xe máy thì 7 giờ 30 phút tôi mới ngủ dậy). Đi muộn ngoài tắc đường thì đến cơ quan còn hết chỗ để (tôi tin cơ quan nào cũng thế thôi), chỗ đỗ ôtô rất là hạn chế, vậy là phải gửi mất phí. Chỗ gửi rẻ tiền mà gần 60.000 đồng/ngày thì phải đưa lại chìa khóa để còn linh hoạt sắp xe.
Chỗ gửi gần không đưa chìa khóa thì tính giờ, cả ngày có khi mất 150.000 đồng. Chỗ gửi rẻ mà không phải gửi chìa khóa thì lại xa. Có thể mọi người bảo có tiền mua xe sao phải tính toán, nhưng thực tế mua xe là một chuyện, sử dụng hàng ngày thì phải tính toán là điều tất yếu.
3. Đi lại hàng ngày
Có xe thì rất tiện để đi xa, nhưng mà nói thế thôi chứ có rồi nhu cầu đi rất ít, tôi chỉ đi Sa Pa, Quảng Bình một lần. Tính đến nay sau gần một năm sử dụng mới đi khoảng 8.000 km. Nhưng mục đính chính là đi gần, đi chơi trong phố thì quá là bất tiện, muốn ăn cái gì đó cũng phải kiểm tra trước có chỗ đỗ hay không, muốn dừng mua cái gì đó cũng phải cân nhắc.
Đi ôtô là chấp nhận ánh mắt lườm nguýt của nhiều người, từ người đi đường đến các chủ nhà khi mình có dấu hiệu đi chầm chậm trước cửa nhà người ta. Trước khi có xe ăn uống tôi hay ăn ở khu trung tâm vì nhà ở quận Ba Đình, từ ngày đi xe tôi chuyển qua đi ăn ở Nam, Bắc Từ Liêm, Long Biên.
4. Chi phí đầu tư
Một người đi làm bình thường để ra được một tỷ mua xe chắc cũng mất thời gian không ít, tôi cũng không ngoại lệ. Có thêm xe chi phí trung bình một tháng thêm tầm 5 triệu đồng (đấy là chi phí theo thời gian thực, còn chi phí thực tế cao hơn nhiều, lát tôi sẽ tính).
So với đi xe máy một tháng mất tầm 500.000 đồng, tôi thấy đầu tư không hiệu quả. Để tính chi phí cho chiếc xe hơi, tôi xin mạn phép tính như sau:
Chi phí đầu tư ban đầu một tỷ đồng, tính lãi suất theo lãi ngân hàng là 7%, vậy một năm tôi mất 70 triệu, tức hàng tháng tôi chi khoảng 6 triệu tiền lãi. Khấu hao xe là 10% một năm (thực ra với xe của tôi cao hơn nhiều) tức 100 triệu/năm và một tháng tôi mất khoảng 8,3 triệu tiền khấu hao.
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, dầu mỡ, bảo hiểm mỗi năm tầm 30 triệu bù trừ cho 10 năm vậy mỗi tháng tôi mất thêm 2,5 triệu. Vậy để duy trì ôtô đi lại mỗi tháng mất 5 + 6 + 8,3 + 2,5 = 21,5 (triệu đồng).
Thực sự số tiền này nếu bỏ ra để thuê ôtô thì một tháng cũng được khoảng 15 ngày để đi mà không phải đau đầu. Thực tế với trường hợp của tôi, tôi đã bán xe, mất 300 triệu với lúc mua. Vậy là sau 8 tháng sử dụng, mỗi tháng mất 37,5 triệu tiền thuê xe.
Sau khi bán xe tôi thấy rất nhẹ đầu, không quan tâm hôm nay nắng to xe mình ngoài bãi có nắng không, giá xe lên xuống ra sao, có bị vặt gương không... Có lẽ phải một thời gian nữa tôi mới lại nghĩ đến mua ôtô, giờ tôi gửi tiết kiệm. Đi đâu gần thì gọi Uber, Grab, thỉnh thoảng đi xa thì thuê xe.
Một lần nữa tôi khẳng định xe hơi có rất nhiều lợi ích nhưng phiền toái do nó mang lại cũng không kém. Chốt lại ở Hà Nội, trừ khi bạn có nhu cầu đi xa rất nhiều chứ không mua xe thật là phù phiếm, vì sự an toàn của vợ con bạn thì taxi, Uber, Grab cũng hoàn toàn đáp ứng, không nhất thiết phải khăng khăng là ôtô để đảm bảo an toàn cho gia đình.
Độc giả Hoàng Anh
Theo Vnexpress
Với ô tô điện chỉ mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam, việc tìm hiểu và cân nhắc kỹ càng trước khi mua càng được để ý nhiều hơn. Sau đây là một số vấn đề được khuyến cáo cần lưu ý kỹ trước khi mua ô tô điện.
Mẫu sedan hạng C nhà Kia hiện được khá nhiều người lựa chọn bởi tính thực dụng cao, đáp ứng được đa dạng nhu cầu tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều cái tên khác đáng để cân nhắc.
Để bản thân không trở thành nạn nhân của việc lừa đảo khi mua xe, bạn cần biết những điều dưới đây.
Thị trường ô tô đang bước vào giai đoạn ra mắt các mẫu xe, khác với mọi năm thì năm nay các hãng xe có phần ra mắt chậm hơi bởi phải chịu tác động của nền kinh tế thị trường.
Thời gian qua thời tiết nắng nóng gay gắt tôi mới cảm nhận được việc có ô tô thật hạnh phút biết bao bởi không phải chịu cảm giác đổ mồ hôi như tắm trong những ngày qua.