Thời gian đầu còn nhận được sự thông cảm của cộng đồng khi thấy thương cảm và chia sẻ bởi họ có thể bị áp lực thật sự từ công việc khi đơn vị chủ quản hay các ông chủ muốn đúng thời gian và tiến độ công việc vận chuyển hàng hóa hay hành khách để tối ưu lợi nhuận.
Tài xế xe khách đường dài thường xuyên là đối tượng vượt ẩu, lấn làn gây khiếp sợ cho người tham gia giao thông.
Thế nhưng càng ngày, cộng đồng càng tỏ ra hết muốn thông cảm nữa khi thấy rằng mình bị lợi dụng sự thông cảm khi giới tài xế vì miếng cơm manh áo thật sự thì ít mà chạy ẩu nằm trong bản chất thì nhiều.
Anh Hoàng, một thành viên của nhóm sinh hoạt về các chia sẻ đối với ô tô nói, “Tôi không muốn đánh giá người khác nhưng một thực tế là các tài xế thường có trình độ văn hóa không cao và rõ ràng điều đó ảnh hưởng tới cách đối xử của họ với các trường hơp trên đường, đa phần những tài xế thường có thái độ giang hồ mỗi khi xảy ra va chạm”.
Khi giải quyết sự việc va chạm không được hay lấn làn làm ách tắc giao thông và không thể thỏa thuận được với nhau dẫn đến sự can thiệp của pháp luật thì bên mắc lỗi thường có một câu rất thường nghe thấy, “anh thông cảm, cũng vì miếng cơm manh áo”.
Ô tô cá nhân ngang tàng đi ngược chiều đối đầu nhau là không ít trong đô thị.
Lý do này không thể nhận được sự thông cảm nữa khi nó dẫn đến hậu quả là có thể trả giá phả trả giá rất đắt bằng mạng sống của người khác khi có thể xảy ra tai nạn khủng khiếp với những tình huống chạy ẩu, lấn làn hay thậm chí là thiệt hại từ các cái đầu nóng và giải quyết bằng hình thức luật rừng – ai có có vũ khí và hung hãn hơn thì giành chiến thắng trong các cuộc cãi vã.
Nếu chạy trên đường dài là vậy, đường trong đô thị không ít những xe ô tô cá nhân thường xuyên lấn làn ngược chiều dẫn đến ách tắc giao thông kéo dài, văn hóa tham gia tệ hại này có không ít những người ngồi trên những chiếc ô tô đắt tiền trị giá hàng tỉ đồng và không thể nói rằng vì "miếng cơm manh áo" mà là thái độ coi thường người khác với tâm lý có tiền giải quyết được tất cả.
Xe sang trị giá nhiều tỉ đồng cũng không ít trường hợp ngang tàn đi ngược chiều.
Tình trạng này đã khiến sự cảm thông trong cộng đồng không còn, câu cửa miệng “vì miếng cơm manh áo” đã hết tác dụng khi bản chất phần lớn đều thuộc về ý thức của các tài xế, họ lấn làn, vượt ẩu đơn giản chỉ vì không muốn chờ đợi lâu và chỉ muốn bản thân xong việc mà không quan tâm đến người khác.
Hệ thống hạ tầng giao thông của Việt Nam đang tỏ ra quá tải khi đất nước phát triển nhanh kéo theo lượng phương tiện ô tô cá nhân ngày càng nhiều, có thể hiểu được phần nào sự bực bội khi bị tắc đường nhưng phần lớn những tài xế lấn làn, vượt ẩu được đánh giá là thiếu văn hóa và ích kỷ và nó thuộc về bản chất của người cầm lái thay vì lý do “miếng cơm manh áo”.
Rạng sáng 17/7, hai xe khách và xe tải lấn làn đối đầu nhau trên quốc lộ 1 tại Bình Thuận làm chết 2 tài xế, nhiều người bị thương đã một trong số nhiều lần dóng lên hồi chuông cảnh báo về vấn nạn cực kì nguy hiểm này nhưng chỉ số ít cảnh tỉnh còn lại đều đổ thừa rằng do “miếng cơm manh áo”.
câu hỏi từ bạn đọc CafeAuto có nội dung: Ở những khúc đường cua hẹp, tài xế lấn làn vẫn sẽ bị phạt?