Giả sử một gia đình ở nội thành Hà Nội, đã có nhà và có 300 triệu đồng dư dả trong tay. Họ cân nhắc giữa việc mua một chiếc ôtô, hoặc đem hết 300 triệu đó gửi vào ngân hàng kỳ hạn 10 năm với lãi suất cố định 6%/năm rồi cần đi đâu thì thuê taxi. Người chồng quyết định chọn mua một chiếc sedan hạng B (giả sử là 600 triệu ra giấy).
Việc đi lại bằng ôtô của gia đình gồm: người chồng đi làm 5 ngày/tuần, một năm 48 tuần (240 ngày), chỗ làm cách nhà 10 km; cuối tuần đi chơi, đưa đón vợ con, đi việc này việc kia, trung bình mỗi tuần đi khoảng 30 km; mỗi năm về quê khoảng 10 lần, mỗi lần cả đi lẫn về khoảng 400 km. Như vậy mỗi năm họ đi quãng đường = 10 x 240 (ngày) + 30 x 40 tuần + 10 x 400 = 7.600 km.
Tính toán chi phí cho 10 năm sử dụng xe sẽ như sau:
1. Tiền lãi vay mua xe: khoảng 60 triệu.
2. Tiền lãi lẽ ra họ có được nếu đem 300 triệu đi gửi ngân hàng: khoảng 180 triệu.
3. Tiền khấu hao xe (Chiếc xe sẽ khấu hao hết sau khoảng 15 năm sử dụng như trên, trung bình mỗi năm xe khấu hao 40 triệu, tính cả bảo dưỡng, sửa chữa): khoảng 400 triệu.
4. Tiền phí đăng kiểm + bảo trì đường bộ + bảo hiểm bắt buộc (đăng kiểm trung bình 200.000 đồng/năm, phí bảo trì đường bộ 1,8 triệu/năm, bảo hiểm bắt buộc cỡ 500.000 đồng/năm): 25 triệu.
5. Tiền xăng (giả sử giá xăng là 20.000 đồng/lít, xe tiêu thụ 7 lít/100 km): = 7.600 x 7/100 x 20.000 x 10 = 106,4 triệu.
6. Tiền gửi xe (tính trung bình là 2 triệu/tháng): 240 triệu.
7. Tiền phí cầu đường: khoảng 15 triệu.
8. Tiền trả lương cho người lái xe để được ngồi nghỉ như đi taxi suốt 10 năm (trung bình khoảng 3 triệu/tháng), vì so sánh với phương án đi taxi, nên phải trả thêm khoản này mới tương đồng: 360 triệu.
Như vậy sau 10 năm tổng số tiền trả cho xe như sau:
STT | Chi phí | Số tiền (triệu đồng) |
1 | Lãi vay mua xe | 60 |
2 | Lãi nếu đem 300 triệu gửi ngân hàng | 180 |
3 | Khấu hao xe (gồm cả sửa chữa) | 400 |
4 | Các chi phí đăng kiểm, đường bộ | 25 |
5 | Xăng | 109,76 |
6 | Gửi xe | 240 |
7 | Phí cầu đường | 15 |
8 | Lương cho người lái | 360 |
Tổng | 1.389,76 |
Như vậy sau 10 năm, gia đình này tốn gần 1,4 tỷ tiền chi phí sử dụng ôtô. Với quãng đường 7.600 km/năm, đi trong 10 năm, trung bình mỗi km tốn gần 18.000 đồng. Với giá taxi hiện nay đều không đến mức này, như vậy mua xe không đạt hiệu quả kinh tế như taxi.
Nếu mỗi ngày đi làm cách 20 km chứ không phải là 10 km như ban đầu giả định, số tiền mỗi km theo tính toán vào khoảng 14.000 đồng, tương đương giá các hãng taxi đắt hiện nay.
Như vậy, càng đi nhiều chi phí cho mỗi km sử dụng ôtô càng giảm, nhưng vẫn đắt hơn đi taxi. Tất nhiên do trong 10 năm đó tự lái xe (lái khoảng 76.000 km trong 10 năm), nên đã kiếm thêm cho mình được 360 triệu đồng tiền lương lái xe (lái xe của chính mình) để bớt đi cho chi phí. Nên thực tế, chi phí cho mỗi km đi ôtô của mình cũng giảm bớt, tương ứng với là khoảng 13.000 đồng và 10.400 đồng cho hai phương án.
Như vậy, với hoàn cảnh của gia đình nói trên, phương án gửi tiền vào ngân hàng, rồi đi taxi không hẳn là phương án kém, tất nhiên chỉ xét một cách hết sức thuần túy về việc đi lại và tiền nong mà thôi. Rõ ràng, việc sở hữu và sử dụng ôtô là một bài toán phức tạp, cần được lập công thức và tính toán tỉ mỉ thì mới có đáp số phù hợp với từng gia đình và từng hoàn cảnh sử dụng xe.
Đọc giả: Nguyễn Huy - Theo VnExpress
Xe cũ vẫn là lựa chọn tốt của đa số người dùng khi không có quá nhiều ưu thế về tài chính, trong thời gian gần đây đã có những mẫu xe cũ khá mới có thể mua lại mà không phải đắn đo quá nhiều.
Lexus là quán quân của thị trường ôtô cao cấp, trong khi Mini đứng đầu bảng xếp hạng của dòng xe phổ thông, theo nghiên cứu của J.D. Power.
Sau khi các quy định giãn cách được nới lỏng kết hợp với cách chương trình hỗ trợ thì thị trường xe có dấu hiệu tăng trưởng mạnh trong đó mẫu Hyundai Accent bất ngờ tăng vọt vượt qua cả VinFast Accent.
Bãi giữ xe khác khu vực tôi ở nên việc ngắm trực tiếp chiếc xe trong giai đoạn giãn cách là điều không thể.
Việc bán hàng trực tuyến đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong bối cảnh đại dịch Covid-19, thay thế việc đến trực tiếp đại lý để làm việc.