Một khảo sát vừa được công ty nghiên cứu thị trường Audience Project và Uber thực hiện từ tháng 7 đến tháng 8 tại Hà Nội và TP HCM cho biết, có gần một nửa số người đang sở hữu ôtô riêng tại ở hai thành phố này được hỏi cho biết đang cân nhắc việc từ bỏ chiếc xe vì những khó khăn trong quá trình đi lại. Tỷ lệ người nghĩ đến việc bán xe ở Hà Nội là 48% và ở TP HCM là 49%. Khảo sát thực hiện trên 1.029 người ở Hà Nội và 1.009 người tại TP HCM.
Hai nguyên nhân chính làm nản chí người dùng ôtô là tắc đường và không tìm được bãi đậu. Tại Hà Nội, 65% cho biết vấn đề lớn nhất họ gặp phải là tiêu tốn quá nhiều thời gian vì tắc đường. Khó khăn khi tìm chỗ đậu xe xếp thứ hai với 63% đồng tình. Trong khi đó, ở TP HCM, tỷ lệ này lần lượt là 62% và 57%.
Trung bình mỗi ngày, người đi ôtô Hà Nội mất 58 phút để vượt qua các điểm tắc đường và 82% phải bỏ ra 30 phút hoặc nhiều hơn. Tình hình ở TP HCM không khá hơn. 76% tiêu tốn 30 phút mỗi ngày vì tắc đường, thậm chí 13% cho biết họ thường tắc đường mỗi ngày 2 tiếng đồng hồ hoặc hơn. Thời gian trung bình người đi ôtô TP HCM tiêu tốn vì tắc đường mỗi ngày là khoảng 51 phút.
Tắc đường và thiếu chỗ đầu là hai lý do chính khiến người có ôtô có ý định bán xe.
Ngoài vấn đề kẹt xe thì thiếu nơi đỗ dành cho ôtô cũng "đau đầu" không kém. Trung bình mỗi ngày, người đi ôtô phải dành 30 phút (TP HCM) và 45 phút (Hà Nội) chỉ để đi tìm bãi đỗ. Thậm chí, 53% ở TP HCM và 61% ở Hà Nội cho biết họ sẽ không đi phương tiện cá nhân nếu vấn đề này không được cải thiện.
Chuyện khó tìm chỗ đậu làm không ít người sở hữu ôtô phải đến trễ hoặc bỏ lỡ các sự kiện quan trọng của bản thân. Tại TP HCM, 65% người đi ôtô được hỏi cho biết đã từng đến trễ hoặc không kịp dự đám cưới vì gặp rắc rối với chỗ đỗ. Ở Hà Nội, 28% đã bị trễ hoặc lỡ một buổi phỏng vấn xin việc cũng vì lý do này.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác ảnh hưởng đến suy nghĩ từ bỏ chiếc xe được nêu ra trong khảo sát như phí đỗ xe đắt, giá xăng dầu cao, chi phí sở hữu xe đắt, sợ mất xe... Tuy nhiên, nhu cầu mua mới ôtô của người dân tại hai thành phố này vẫn khá lớn. Trong khảo sát chung cả những người đã và chưa có ôtô thì 53% ở TP HCM và 49% ở Hà Nội có ý định mua xe riêng.
Song song đó, người dân hai thành phố cũng có thái độ khá tích cực với các dịch vụ như Uber, Go-Jek hay Grab. Đơn cử, 42% người có ôtô ở TP HCM đồng ý đây là một phương thức thay thế khả thi và 31% cho rằng nó có thể thay thế ôtô cá nhân hoàn toàn. Ba nguyên nhân chính mà họ đang ủng hộ các dịch vụ này là rẻ hơn taxi, không phải mất thời gian tìm chỗ đỗ và sự linh động trong khi sử dụng.
Theo VnExpress
Wuling Hongguang Mini EV là mẫu xe điện cỡ nhỏ của Trung Quốc, được ra mắt vào tháng 7/2020. Sự kết hợp giữa 2 hãng xe SAIC và Wuling của Trung Quốc và tập đoàn General Motors của Mỹ, tạo nên thành công cho mẫu xe và trở thành mẫu ôtô điện cỡ nhỏ bán chạy nhất thế giới kể từ khi ra mắt với con số lên đến 1 triệu chiếc.
Văn hoá kinh doanh “bìa kèm lạc” của các đại lý xe ô tô đã tồn tại từ lâu và đến nay dưới tác động của tình hình chung, giá xe ô tô Việt Nam lại tiếp tục được đẩy lên cao hơn sau khi các hãng xe đồng loạt điều chỉnh tăng giá bán.
Nhu cầu tăng cao kèm với nguồn cung hạn chế khiến một số mẫu xe rơi vào tình trạng khan hàng và tăng giá bán thực tế.
Sau khi các quy định giãn cách được nới lỏng kết hợp với cách chương trình hỗ trợ thì thị trường xe có dấu hiệu tăng trưởng mạnh trong đó mẫu Hyundai Accent bất ngờ tăng vọt vượt qua cả VinFast Accent.
Một số xe đã qua sử dụng có giá cao hơn giá bán ban đầu khoảng 1.000 USD.