Nhiều chuyên gia và đại diện các cơ quan quản lý cho rằng, Việt Nam chưa có quy chuẩn hay tiêu chuẩn về việc xây dựng trạm sạc và hệ thống thiết bị bảo vệ trạm sạc. Điều này đã khiến doanh nghiệp làm xe điện nói chung đang lúng túng.

Tiêu chuẩn về trạm sạc còn nhiều khoảng trống và độ phủ trạm sạc chưa nhiều

Hiện tại, cơ hội phát triển xe điện ở Việt Nam đang rất rộng mở, cùng với đó là nhiều chính sách thông thoáng từ Chính phủ. Tuy vậy, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về xe điện cần sớm được hoàn thiện để bắt kịp với sự phát triển của loại hình phương tiện này.

Việc chậm trễ xây dựng các quy chuẩn về trạm sạc gây ảnh hưởng tới việc chuyển đổi sang giao thông xanh của Việt Nam.

Tính tại thời điểm hiện tại chỉ có rất ít chuẩn quốc gia áp dụng riêng cho xe điện nói chung và tập trung vào các bộ phận chính của xe điện như cụm pin, ắc-quy, khối động cơ,... Nhưng đây đều là những quy chuẩn dành riêng cho xe máy điện, đối với ô tô điện hiện tại vẫn còn thiếu.

Bên cạnh đó, những yêu cầu về kỹ thuật và an toàn đối với hệ thống trạm sạc, thiết bị sạc nhanh, yêu cầu an toàn trong quá trình sạc pin chưa được xây dựng.

Theo số liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính tổng số phương tiện chạy bằng điện trên cả nước hiện nay đã đạt ngưỡng gần 2 triệu xe. Với số lượng phương tiện lớn như vậy, nếu không sớm xây dựng và hoàn thiện hạ tầng trạm sạc sẽ khó phát triển được xe điện tại Việt Nam.

Mặt khác, việc chậm trễ xây dựng các quy chuẩn về trạm sạc cũng khiến các doanh nghiệp nước ngoài chần chừ đầu tư và xây dựng phát triển mảng ô tô điện nói riêng tại Việt Nam.

Ngày 22/7/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 876/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải (Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh). Lộ trình có mục tiêu như sau:

Đến năm 2040, sẽ từng bước hạn chế và tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sử dụng trong nước. 

Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chuyển sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Đồng thời, hoàn thiện hạ tầng sạc điện để cung cấp năng lượng xanh trên toàn quốc.

Hiện tại chủ sở hữu xe điện vẫn phải chịu chi phí khá cao khi sạc pin

Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hiện các quốc gia trên thế giới đều khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng các phương tiện chạy bằng năng lượng sạch.

Những loại xe này không thải các khí độc làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người, giảm thiểu rõ rệt lượng khí thải CO2 và khói bụi tại các đô thị lớn.

Theo đánh giá của VCCI (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), khi sạc xe điện tại nhà, chủ sở hữu phải chịu mức giá 3.100 đến  3.200 đồng/kWh, còn sạc tại các điểm dịch vụ thì đang áp dụng theo đơn giá điện bậc 5.

Với mức giá như vậy chưa đủ hấp dẫn để người dân thay đổi thói quen sử dụng xe điện cũng như chưa khuyến khích được người dân sạc điện cho xe.

Do đó, VCCI kiến nghị ưu tiên cho những người sử dụng xe điện được hưởng mức giá sạc pin thấp hơn, góp phần khuyến khích người dân sử dụng loại phương tiện này.

Với tình hình như hiện tại, việc VinFast phủ kín toàn bộ trạm sạc trong tương lai là không hề xa, mang đến cơ sở hạ tầng tốt nhất cho người sử dụng xe điện

VinFast đang trên đà phủ kín toàn bộ trạm sạc xe điện khắp lãnh thổ Việt Nam nhưng chắc còn lâu

Với việc ngày càng phát triển các dòng xe điện, VinFast cũng tập trung đẩy mạnh hệ thống trạm sạc phủ kín khắp Việt Nam. 

Hiện nay, các trạm sạc của VinFast đã phủ được rất nhiều tỉnh thành tại Việt Nam, với việc sạc tại trạm công cộng khách hàng sẽ phải trả 1 khoảng chi phí khá tiết kiệm chỉ từ 3.117,4 đồng/kWh. Với trường hợp sạc đã đầy mà khách hàng vẫn chiếm chỗ trạm sạc thì từ phút 31 trở đi sẽ tính 1.000 đồng/phút.

Hiện nay, có 4 loại trụ sạc đã được đưa vào lắp đặt là:

  • Trụ sạc thường công suất AC 11kW (thời gian nạp pin đầy từ 6 tới 8 tiếng) được lắp đặt ở nơi gửi xe công cộng, hầm chung cư trong thời gian dài.
  • Trụ sạc nhanh công suất DC 30kW (nạp đầy pin trong thời gian từ 40 tới 120 phút) phù hợp với các điểm dừng nghỉ ngắn, bãi đỗ xe ban ngày.
  • Trụ sạc nhanh công suất DC 60kW (sạc pin đầy 100% trong thời gian từ 30 tới 90 phút) lắp đặt tại trạm xăng, trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc, đường quốc lộ.
  • Trụ sạc siêu nhanh DC 250kW (18 phút cho quãng đường đi được khoảng 180km) tại một số địa điểm như cây xăng, trung tâm thương mại, cao tốc.
Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.