Đó có thể là những công nghệ giúp nâng cao khả năng vận hành của động cơ và toàn bộ chiếc xe hoặc những trang bị giúp cho tài xế điều khiển một cách dễ dàng, an toàn hơn và nâng cao trải nghiệm của người dùng xe hơi. Không ít trong số này đã bị loại biên trong khi rất nhiều đột phá khác vẫn được tiếp tục phát triển để trở nên hoàn thiện hơn. Trong bài này, chúng ta sẽ cùng điểm lại nguồn gốc của một số đột phá quan trọng trong lịch sử ngành công nghiệp xe hơi.
11. Hệ thống rửa kính chắn gió
Thương hiệu đầu tiên trang bị hệ thống rửa kính chắn gió dưới dạng tiêu chuẩn chính là Triumph – một công ty lâu đời của người Anh. Đó là với chiếc Triumph Gloria Vitesse 1935. Tất nhiên, hệ thống này khi đó hoạt động bằng chân không chứ chưa có sự giúp đỡ của hệ thống điện. Không có gì phải bàn cãi khi đây là một trang bị cực kỳ hữu dụng đối với người dùng xe hơi.
12. Động cơ diesel
Động cơ diesel được phát minh bởi Rudolf Diesel vào cuối thế kỷ 19, ban đầu được sử dụng trên tàu thủy và tàu ngầm. Đến năm 1908, loại động cơ này mới xuất hiện trên xe hơi nhưng là với xe tải. Với các cải tiến giúp thu nhỏ và giảm trọng lượng, các cỗ máy dầu đã được đưa xuống những chiếc xe con. Đi đầu trong lĩnh vực này chính là Mercedes-Benz với chiếc 260D. Với công suất 45 mã lực, chiếc xe này có thể đạt tới vận tốc 90km/h.
13. Hộp số tự động
Hãng xe lừng lẫy một thời của Mỹ là Oldsmobile chính là người đi đầu trong việc sử dụng hộp số tự động. Cụ thể, hãng này đã bắt đầu trang bị hộp số tự động 4 cấp trên những chiếc xe của mình kể từ năm 1939. Sau thế chiến II, hệ thống này ngày càng trở nên phổ biến hơn và áp đảo hoàn toàn số tay truyền thống ở thời điểm hiện tại.
14. Đèn xi-nhan
Ở buổi đầu của kỷ nguyên xe hơi, người ta vẫn phải thò tay ra ngoài cửa sổ để ‘xin đường’ hoặc ra dấu giảm tốc độ. Nhưng đến năm 1939, mọi thứ bắt đầu thay đổi khi Buick – một thương hiệu gạo cội khác của Mỹ giới thiệu hệ thống đèn xi-nhan trên những chiếc xe của mình. Và chỉ trong vòng một năm sau, nó đã được áp dụng bởi rất nhiều nhà sản xuất khác.
15. Cửa sổ trợ lực
Ra mắt vào năm 1940, Packard Custom Super Eight One-Eighty là chiếc xe sản xuất hàng loạt đầu tiên được tích hợp cửa sổ trợ lực. Được đặt tên là Automatic Window Control, hệ thống này hoạt động bằng thủy lực Tuy nhiên, nó khá chậm chạp và rất dễ hỏng hóc nếu không được bảo trì đúng cách.
16. Phanh đĩa
Năm 1948, phanh đĩa chính thức được sử dụng trên ô tô, cụ thể là trên chiếc Chrysler Crown Imperial. Hệ thống này giúp nâng cao sự an toàn cho người dùng xe hơi nhờ sự vượt trội về lực hãm phanh so với phanh tang trống. Dù chưa thể lấn át phanh tang trống nhưng phanh đĩa đã xuất hiện trên nhiều dòng xe phổ thông.
17. Cửa số chỉnh điện
Hơn 10 năm sau khi cửa số trợ lực được sử dụng, cửa sổ chỉnh điện mới chính thức bước chân lên những chiếc xe 4 bánh. Chrysler Imperial (1951) chính là model đầu tiên sở hữu hệ thống này. Ngày nay, không dễ để tìm mua một chiếc xe không được trang bị cửa sổ chỉnh điện bởi trang bị này đã trở nên quá đỗi phổ biến.
18. Hệ thống trợ lực lái
Không chỉ cửa sổ chỉnh điện, Chrysler Imperial 1951 còn là dòng sản phẩm đầu tiên được trang bị hệ thống trợ lực lái. Với tên gọi Hydraguide, công nghệ này đã giúp việc cầm lái những chiếc xe trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn, đặc biệt là với những chiếc xe nặng ký. Không chịu thua đối thủ, GM cũng ngay lập tức tung ra những chiếc xe với tính năng tương tự.
19. Hệ thống điều hòa không khí
Hệ thống điều hòa khí hậu lần đầu tiên được trang bị cho ô tô là vào năm 1940 trên những chiếc xe của Packard. Thế nhưng, hệ thống này tỏ ra quá đắt đỏ, hiệu quả thấp trong khi rất tốn không gian. Mãi đến năm 1953, người đồng hương của Packard là Nash đã khắc phục được những hạn chế nêu trên với sự giúp đỡ của Kelvinator, một công ty chuyên sản xuất tủ lạnh. Model Ambassador chính là chiếc xe đầu tiên được thừa hưởng thành quả này.
20. Hệ thống kiểm soát hành trình
Vẫn là dòng Imperial được Chrysler lựa chọn để trình làng những đột phá mới nhất. Lần này là vào năm 1957 khi model Imperial LeBaron được tích hợp hệ thống kiểm soát hành trình. Tất nhiên, hệ thống này vẫn còn ở mức sơ khai, người lái vẫn phải điều khiển chân ga. Ngoài ra, nó cũng chưa có khả năng đương đầu với tình hình giao thông phức tạp. Nhưng sự phát triển thần tốc của công nghệ đã giúp các nhà phát triển tạo nên những hệ thống kiểm soát hành trình cực kỳ tân tiến ở thời điểm hiện tại.
21. Phun nhiên liệu điện tử
Hệ thống phun nhiên liệu điện tử đầu tiên được cho là phát minh của Bendix, một công ty đến từ Mỹ. Hệ thống của họ có tên gọi Electrojector được AMC – một tập đoàn sản xuất xe hơi cũng của Mỹ mua lại. Ban đầu, họ dự định cung cấp Electrojector dưới dạng tùy chọn cho model Rambler Rebel 1957 nhưng kế hoạch này về sau bị hủy bỏ do kết quả bết bát trong quá trình thử nghiệm. Đến năm 1958, Chrysler đã quyết định sản xuất số lượng nhỏ những chiếc 300D với hệ thống này. Tiếp đó là một số thương hiệu khác như Plymouth hay Dodge. Nhưng một lần nữa, Electrojector lại gây thất vọng. Mãi đến khi sáng chế của Bendix được bán lại cho Bosch, mọi thứ mới đi vào quỹ đạo. Đó là sự ra đời của hệ thống Jetronic – một thành tựu được rất nhiều nhà sản xuất xe hơi áp dụng.
22. Đai an toàn 3 điểm
Volvo luôn được biết đến với các công nghệ an toàn đỉnh cao dành cho ô tô và đai an toàn 3 điểm là một trong những đột phá quan trọng nhất mà hãng này từng tạo nên. Trình làng vào năm 1959 trên mẫu xe Amazon, hệ thống này đã trở thành một phần không thể thiếu trong bộ an toàn tiêu chuẩn trên xe hơi. Đặc biệt hơn, Volvo đã không hề lấy phí bản quyền mà cho phép các nhà sản xuất khác sử dụng miễn phí sáng chế của mình. Đai an toàn 3 điểm được coi là vị thần bảo hộ của hàng triệu người trên hành tinh.
23. Động cơ tăng áp
So với siêu nạp, công nghệ tăng áp có xuất phát điểm muộn hơn khá nhiều. Được biết, Oldsmobile F-85 Jetfire (1962) là chiếc xe sản xuất hàng loạt đầu tiên được trang bị hệ thống turbo. Với công nghệ này, khối động cơ V8 3,5 lít của chiếc xe được bổ sung thêm 16% sức mạnh, lên 215 mã lực. Cũng trong năm đó, động cơ tăng áp tiếp tục xuất hiện trên chiếc Chevy Convair. Đến nay, tăng áp đã trở nên quá phổ biến khi đóng góp không nhỏ vào hiệu năng vận hành cũng như giảm thiểu mức tiêu thụ nhiên liệu và khí thải của một chiếc xe.
24. Túi khí
John Hetrick được coi là cha đẻ của túi khí khi phát minh ra hệ thống này vào năm 1952. Nhưng phải đến thập niên 70 của thế kỷ trước, nó mới trở nên phổ biến. GM chính là người đi tiên phong trong việc áp dụng công nghệ này khi bắt đầu trang bị túi khí trên những chiếc xe của mình kể từ năm 1974. Theo ước tính của cơ quan an toàn giao thông cao tốc Mỹ NHTSA, túi khí đã cứu sống hơn 50.000 người chỉ tính riêng tại nước này.
Tỷ phú Elon Musk vừa tuyên bố sẽ thưởng 100 triệu USD cho bất kỳ ai có sáng kiến để loại bỏ khí Carbon Dioxide.
Với khả năng sáng tạo không giới hạn, con người đã cho ra đời vô vàn những ý tưởng thú vị và áp dụng chúng vào cuộc sống.
Những chiếc ô tô ngày nay là sự hội tụ của hàng ngàn đột phá được thực hiện trong hơn 130 năm qua.