Khám Phá, - 03/02/2017 10:30 PM
Cần khoảng 30.000 chi tiết để cấu thành một chiếc ô tô nhưng các chi tiết này được gói gọn chủ yếu trong ba bộ phận chính là ngoại thất, nội thất và động cơ.

Ngoại thất

Ngoại thất được cấu thành từ 7 bộ phận nhỏ bên ngoài xe, nhìn thấy đầu tiên khi tiếp cận một chiếc ô tô:

mot-chiec-o-to-duoc-cau-thanh-tu-nhung-bo-phan-nao

Nắp ca-pô: Là phần khung kim loại ở phía đầu xe có công dụng bảo vệ cho khoang động cơ, có thể đóng mở để bảo trì và sửa chữa các bộ phận bên trong.

Lưới tản nhiệt: Hầu hết ô tô đều trang bị lưới tản nhiệt ở mặt trước để bảo vệ bộ tản nhiệt và động cơ, đồng thời cho phép không khí luồn vào bên trong.

Đèn pha: Là thiết bị chiếu sáng thường đặt ở hai góc trái phải nối liền giữa nắp capô và mặt trước của xe.

Cản: Là cấu trúc gắn liền hoặc được tích hợp vào phía trước và phía sau của ô tô để hấp thụ lực tác động khi xảy ra va chạm, góp phần giảm thiểu chấn thương cho người ngồi trong xe và hư hại ở các bộ phận khác.

Kính chắn gió: Là một dạng cửa sổ kính nằm ở phía trước của ô tô, không chỉ có công dụng chắn gió, bụi, mưa… vào trong xe, mà còn tham gia vào việc gia tăng độ cứng vững cho kết cấu xe và bảo vệ an toàn cho hành khách trong một số tình huống va chạm.

Gương chiếu hậu: Là gương được gắn bên góc của hai cửa trước nhằm mục đích hỗ trợ người lái nhìn thấy khu vực phía sau và hai bên của chiếc xe.

Bánh xe: Giúp xe di chuyển thông qua hoạt động của động cơ và hệ thống bánh lái, đi kèm với bánh xe là hệ thống treo (giảm xóc).

Nội thất

Nội thất gồm 9 bộ phận nhỏ bên trong khoang ca-bin, khi mở cửa xe mới có thể tiếp cận các bộ phận này:

mot-chiec-o-to-duoc-cau-thanh-tu-nhung-bo-phan-nao

Vô lăng: Là một phần trong hệ thống lái được điều khiển bởi tài xế. Phần còn lại của hệ thống sẽ phản ứng với những tác động từ người lái lên vô lăng thông qua sự phối hợp giữa hai cặp cơ cấu lái bánh răng - thanh răng và trục vít - bánh vít, đồng thời có thể được hỗ trợ từ bơm thủy lực.

Bảng đồng hồ: Là một hệ thống thông tin bao gồm các đồng hồ, màn hình và đèn báo giúp người lái biết được thông tin về tình trạng hoạt động của một số hệ thống chính trong xe.

Đồng hồ đo tốc độ (Speedometer): Dùng để đo lường và hiển thị tốc độ tức thời của chiếc xe, là trang bị tiêu chuẩn trên các phương tiện gắn động cơ từ năm 1910.

Đồng hồ đo vòng tua: Là công cụ đo tốc độ quay của trục khuỷu động cơ, hiển thị số vòng/phút (RPM - Revolution per minute).

Bàn đạp ga: Là bộ phận trong ô tô mà khi tác động lực sẽ làm cho xe chạy nhanh hơn.

Bàn đạp phanh: Bộ phận này cũng được điều khiển bởi chân phải và sử dụng trong trường hợp muốn giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe lại.

Bàn đạp ly hợp (chỉ có trên xe số sàn): Bàn đạp này được điều khiển bằng chân trái của người lái và sử dụng khi muốn điều khiển xe ra khỏi một vị trí cố định, chuyển số và dừng xe mà không làm cho động cơ bị tắt đột ngột.

Cần số: Vận hành cùng với bộ ly hợp. Việc điều khiển cần số sẽ tác động lên sự ăn khớp giữa các bánh răng trong hộp số, làm thay đổi sức kéo và tốc độ chuyển động của ô tô.

Hệ thống ghế: Bao gồm ghế dành cho người điểu khiển xe và ghế hành khách.

Động cơ

Bên cạnh 2 bộ phận chính ngoại thất và nội thất, còn một bộ phận thứ 3 rất quan trọng được ví là “trái tim” của xe đó là động cơ. Động cơ xe được cấu thành từ nhiều bộ phận nhỏ khác nhau:

mot-chiec-o-to-duoc-cau-thanh-tu-nhung-bo-phan-nao

Xi-lanh: Bộ phận chính của động cơ là các xilanh, với piston di chuyển lên xuống bên trong xi-lanh. Thông thường động cơ ô tô có 4, 6 hoặc 8 xi-lanh, thậm chí 12 hoặc 16 xi-lanh. Các xi-lanh này được xếp thành: hàng dọc, hình chữ V hoặc xếp đối đỉnh.

Bugi: Bugi trong động cơ ô tô cũng giống với xe máy, có nhiệm vụ tạo tia lửa điện để đốt hỗn hợp không khí và nhiên liệu trong xilanh.

Van (xu-páp): Van xả và hút đóng mở đúng thời điểm để cung cấp nhiên liệu cũng như giúp khí thải thoát ra.

Trục cam: Trên trục cam có các mấu cam, khi quay các mấu cam này sẽ đẩy van xuống giúp van mở ra hoặc hút vào.

Trục khuỷu: Dùng để biến đổi chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay giống như trục ở bộ bánh vít – trục vít.

Hệ thống nạp nhiên liệu: Có nhiệm vụ cung cấp hỗn hợp nhiên liệu bao gồm xăng/dầu và không khí vào xi-lanh.

Hệ thống xả: Gồm đường ống xả và bộ giảm thanh. Hệ thống xả còn có bộ lọc xúc tác nhằm lọc bớt các chất độc hại của khí thải trước khi thải chúng ra ngoài môi trường.

Hệ thống đánh lửa: Có tác dụng sinh ra nguồn điện cao áp và đưa đến nến điện sinh ra tia lửa đốt cháy nhiên liệu.

Hệ thống làm mát: Gồm có bộ tản nhiệt (két nước làm mát) và bơm nước cùng các ống dẫn và cảm biến nhiệt độ.

Hệ thống nạp và hệ thống khởi động: Đa số các xe ô tô sử dụng hệ thống nạp hút khí tự nhiên. Đối với các ô tô hiện đại thường sử dụng hệ thống nạp khí Turbocharged hoặc Supercharged.

Hệ thống khởi động: Gồm có một động cơ điện và một cuộn dây khởi động từ. Khi bật khóa điện khởi động, động cơ điện làm quay trục khuỷu động cơ vài vòng để tạo nên quá trình nén, nổ.

Hệ thống bôi trơn: Có tác dụng đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt của các chi tiết chuyển động của động cơ để chúng di chuyển dễ dàng hơn.

Hệ thống điện: Gồm có nguồn điện (ắc quy) và máy phát điện, cung cấp điện cho các bộ phận: đánh lửa, radio, đèn pha, bộ rửa kính điện hay hệ thống đóng cửa điện.

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.
Tags: ô tô