Trong nhiều ngành công nghiệp, tình huống các thương hiệu khác nhau dùng chung các linh kiện giống nhau là một điều phổ biến. Ví dụ, Apple từng sử dụng màn hình của Samsung và LG cho iPhone của hãng cho đến tận năm 2020. Điều tương tự cũng xảy ra trong ngành công nghiệp ô tô. Nếu một chiếc ô tô cần một bộ phận thay thế mới thì rất có thể nó sẽ có nguồn gốc từ một thương hiệu và dòng xe hoàn toàn khác biệt.
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề các bộ phận ô tô nào có thể dùng lẫn, chúng ta cần nắm rõ hai loại phụ tùng thay thế trên thị trường hiện nay.
Phụ tùng chính hãng (Original Equipment)
Original Equipment (OE) có nghĩa là Phụ tùng Nguyên bản. Đây là các phụ tùng chính hãng hoặc các bộ phận nguyên bản của ô tô (những bộ phận được sử dụng để chế tạo nó trong nhà máy). Các phụ tùng OE được chế tạo bởi chính nhà sản xuất xe và tương đối đắt tiền. Ví dụ như phụ tùng OE của BMW sẽ đi kèm với số hiệu bộ phận của BMW và bao bì BMW.
Phụ tùng ủy quyền chính hãng (Original Equipment Manufacturer)
Original Equipment Manufacturer (OEM) là viết tắt của Nhà sản xuất phụ tùng ủy quyền. Những phụ tùng này đã được chấp thuận sử dụng cho các hãng xe khác nhau mặc dù các nhà sản xuất ô tô ban đầu không sản xuất chúng. Chúng không đắt đỏ như phụ tùng OE nhưng vẫn có chất lượng cao.
Tiếp tục lấy ví dụ đối với thương hiệu BMW, Thyssenkrupp là một công ty sản xuất các bộ phận hệ thống treo cho BMW. Đây là một nhà sản xuất độc lập nhưng đã được BMW ủy quyền chế tạo các bộ phận quan trọng trên ô tô BMW. Các công ty OEM có thể sản xuất các bộ phận cho không chỉ một mà nhiều thương hiệu xe khác nhau.
Về lý thuyết, tất cả các bộ phận trên một chiếc ô tô đều có thể lắp đặt hoán đổi cho một chiếc ô tô khác. Phát triển một chiếc xe hơi mới là một quá trình tốn kém và các công ty xe hơi không ngại cắt giảm chi phí ở bất cứ khâu nào. Khi thiết kế một chiếc xe mới, giảm chi phí nghiên cứu & phát triển và đưa ra thị trường sớm nhất là những yếu tố quan trọng. Không có gì lạ khi các mẫu ô tô khác nhau của cùng một sản xuất chia sẻ cùng một động cơ. Một số ô tô thậm chí chia sẻ cùng một nền tảng và loại động cơ ngay cả khi chúng không thuộc cùng một nhà sản xuất ô tô. BMW X5 và VinFast LUX A2.0 là một ví dụ điển hình.
Ford và Mazda đã có một thỏa thuận hợp tác sản xuất kéo dài khoảng 20 năm. Hai công ty đã chia sẻ nền tảng, bộ phận khung gầm, động cơ, bộ phận phanh, v.v. Ford cũng có thỏa thuận với Yamaha để sản xuất các chi tiết nhỏ và toàn bộ động cơ.
Trên thực tế, việc các dòng xe khác thương hiệu sử dụng chung các bộ phận nhỏ, chẳng hạn như đèn hậu, gương cửa và các thành phần nội thất tương đối phổ biến. Trái lại, việc sử dụng chung nền tảng khung gầm, kỹ thuật sản xuất, động cơ giữa hai thương hiệu khác nhau ít xảy ra hơn. Một chiếc xe sang dùng chung linh kiện với một chiếc xe rẻ tiền hơn không phải là chuyện chưa từng có.
Trong trường hợp của VinFast LUX SA2.0 và BMW X5, việc sử dụng chung phụ tùng khó khả thi vì một số nguyên nhân. Trước tiên, cả hai hãng xe này đều không có chính sách cho phép xe khác thương hiệu tới garage của họ để sửa chữa. Việc này cũng đi ngược lại chính sách bảo hành của từng đơn vị.
Nguyên nhân quan trọng hơn cả là VinFast LUX SA2.0 và BMW X5 dù có cùng nền tảng và động cơ nhưng các bộ phận này đã có sự khác biệt khá lớn. Cụ thể, động cơ N20 nổi tiếng của BMW đã được VinFast giao cho nhà phát triển AVL của Áo tinh chỉnh toàn diện về mặt tăng áp và chu trình tiết kiệm nhiên liệu. Dù chỉ là động cơ 2.0L trên BMW X5 nhưng công suất khi lắp đặt trên VinFast LUX SA2.0 lại tương đương máy 3.0L.
Ngoài ra, hệ thống Valvetronic trên động cơ BMW cũng đã được AVL thay thế bằng chu trình Atkinson nhằm tối ưu hóa quá trình đốt cháy nhiên liệu một cách hiệu quả trong mọi điều kiện vận hành. Đây là nước đi thông minh của VinFast vì chu trình Atkinson có lợi thế tiết kiệm nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng và thay thế, nhất là trong điều kiện tại Việt Nam. Trong khi đó hệ thống Valvetronic của BMW X5 phức tạp, khép kín, khó bảo dưỡng và sửa chữa.
Về mặt nền tảng khung gầm, VinFast LUX SA2.0 dùng thế hệ platform F15 giống BMW X5 đời 2014-2018. Tuy nhiên, VinFast đã có sự căn chỉnh lại để phù hợp nhất với địa hình, thói quen lái xe của khách hàng Việt Nam.
Có thể thấy rằng việc xe VinFast LUX SA2.0 và BMW X5 dùng chung phụ tùng là việc có thể xảy ra trên lý thuyết. Dù vậy, khách hàng vẫn nên đến đúng hãng để sửa chữa, bảo hành để tránh những vấn đề không tương thích có thể gây hỏng xe.
Chiếc VinFast Lux SA2.0 của Minh ‘Nhựa’ vừa lên sàn xe cũ với odo chỉ hơn 6.000 km.
Cầu thủ Nguyễn Trọng Hoàng hiện đang thi đấu cho câu lạc bộ Viettel, với biệt danh "người không phổi" vừa mới tậu chiếc xe SUV VinFast LUX SA2.0 mới có giá từ 1,29 tỷ đồng.
Giá bán của ba mẫu xe VinFast Fadil, VinFast LUX A2.0 và SA2.0 vừa có sự điều chỉnh kể từ đầu tháng 11 này.
Tháng 9/2020, hai mẫu xe Hyundai SantaFe và VinFast LUX SA2.0 có bước đột phá mạnh mẽ về doanh số, trong khi Toyota Fortuner và Ford Everest tiếp tục duy trì sự ổn định trong phân khúc SUV/Crossover 7 chỗ.
Thông tin VinFast LUX SA2.0 được một đại lý giảm giá gần 800 triệu đang gây xôn xao trên mạng xã hội bởi đây là mức giá thấp nhất từ trước đến nay của mẫu SUV nhà VinFast. Tuy vậy, liệu có phải ai cũng có thể mua xe với mức giá hấp dẫn này?