Cùng xem những hãng xe tại Châu Á đang sở hữu những thương hiệu nào:
Toyota
Toyota đang sở hữu nhiều thương hiệu xe khác nhau là Lexus, Scion, Daihatsu, Hino Motors và Isuzu. Trong đó Lexus được họ thành lập năm 1989 để kinh doanh xe hơi hạng sang ở Mỹ. Lexus đang là hiệu xe sang của Nhật bán chạy nhất Thế giới hiện nay.
Toyota không nói rõ Lexus nghĩa là gì, họ chỉ đặt một cái tên đơn giản cho khách hàng dễ nhớ. Tuy vậy có giả thiết cho rằng Lexus nghĩa là Luxury Exports to US (LExUS - Xe sang xuất cho nước Mỹ). Hiện có 4 nhà máy sản xuất xe Lexus đặt ở Nhật, ở các nơi là Tahama, Kyushu, Araco và Motomachi. Mãi đến năm 2003, Toyota mới bắt đầu lập nhà máy Lexus ở Mỹ tại Cambridge, Ontario để sản xuất xe cho nước này, nhằm giảm bớt chi phí phát sinh do xuất khẩu từ Nhật qua Mỹ. Bước đi này được nhiều người đánh giá là đột phá vì sau gần 15 năm, Toyota mới bắt đầu "tin tưởng" rằng ở Mỹ có thể sản xuất được xe Lexus đạt tiêu chuẩn.
Hyundai
Tập đoàn này được thành lập năm 1947, tuy nhiên Hyundai Motor hoạt động ở lĩnh vực xe hơi ra đời 20 năm sau đó, ngày 29/12/1967. Hyundai là hãng xe hơi lớn thứ 4 Thế giới và lớn nhất Hàn Quốc hiện nay, với sản lượng năm 2012 đạt hơn 7,1 triệu xe.
Năm 1998, sau nhiều biến động của thị trường tài chính châu Á, Hyundai đã mua lại hãng xe KIA và duy trì hoạt động độc lập cho tới ngày nay. Năm 2012, Hyundai bán được hơn 4,4 triệu xe hơi trên toàn Thế giới, cộng thêm của KIA nữa là khoảng 7,12 triệu xe. Hyundai đang là một trong những hãng sản xuất linh kiện xe hơi lớn nhất hành tinh hiện nay.
Honda
Được thành lập bởi Takeo Fujisawa và Soichiro Honda vào ngày 24/9/1948 ở Hamamatsu, Nhật Bản. Honda không chỉ kinh doanh xe hơi mà còn rất nổi tiếng với xe máy và mô tô, do đó đây là công ty sản xuất động cơ đốt trong lớn nhất Thế giới, với sản lượng hơn 14 triệu chiếc/năm.
Bên cạnh đó, Acura là thương hiệu xe sang mà Honda thành lập năm 1986 để kinh doanh ở Bắc Mỹ. Thời điểm đó, Acura trở thành hiệu xe sang đầu tiên của Nhật Bản kinh doanh ở nước ngoài, và nó liên tục bán chạy nhất ở Mỹ trong những năm cuối 1980. Gần đây thì Acura mới chính thức được giới thiệu cho thị trường Nhật Bản, với văn phòng đặt ở Minato, Tokyo.
Tata Motors (Ấn Độ)
Một thương hiệu rất xa lạ ở Việt Nam, tuy nhiên họ lại sở hữu 2 hãng xe hạng sang nổi tiếng là Jaguar và Land Rover.
Jaguar Cars (tên một loài báo đốm Mỹ) được thành lập năm 1922, ban đầu tên là Swallow Sidecar Company, một công ty chuyên sản xuất Sidecar (xe mô tô thùng). Còn Land Rover được thành lập năm 1948 ở Anh. Năm 1989 Ford mua lại hãng Jaguar và năm 2000 mua lại Land Rover từ BMW. Đến năm 2002 họ nhập 2 công ty lại thành Jaguar Land Rover như ngày nay. Và năm 2008 thì Ford bán tập đoàn Jaguar Land Rover cho Tata Motors (Ấn Độ).
Volvo
Tiền thân là một công ty công nghiệp nặng ra đời năm 1915, đến ngày 14/4/1927 thì mảng sản xuất xe hơi của hãng này mới ra đời và hoạt động cho tới ngày nay. Hãng Volvo có trụ sở ở Gothenburg, Thụy Điển.
Tháng 8/2010, hãng xe hơi Trung Quốc là Zhejiang Geely tuyên bố hoàn tất thỏa thuận mua lại Volvo từ tay Ford, với giá trị tổng cộng 1,5 tỉ USD, trước đó Ford từng ra giá 1,8 tỉ USD cho thương hiệu Volvo.
Nissan
Nissan Motor Co., Ltd. (tên tiếng Nhật: Nissan Jidōsha Kabushiki-gaish) là một nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản trước kia bán xe dưới nhãn mác Datsun - cho tới năm 1983. Điều thú vị là tên Nissan được phát âm khác nhau trong những thị trường khác nhau. Ở Nhật và Mỹ, nhãn mác này được gọi là "KNEE-sahn", trong khi ở Anh, nó được phát âm là "NIH-ssan".
Infiniti là thương hiệu xe sang thuộc công ty sản xuất ôtô Nhật Bản Nissan Motor. Infiniti chính thức bắt đầu hoạt động sản xuất vào tháng 11/1989 tại thị trường Bắc Mỹ và thị trường toàn cầu của hãng gồm Trung Đông, Hàn Quốc, Nga, Thụy Sĩ, Trung Quốc và Ukraina. Cuối năm 2008, Infiniti bắt đầu xâm nhập thị trường Châu Âu.
Tập đoàn sản xuất ô tô Trung Quốc Geely đã hoàn tất việc mua 51% cổ phần hãng xe Anh Quốc Lotus, với 49% còn lại thuộc sở hữu của công ty ô tô Malaysia mang tên Etika Automotive.
Thị trường ô tô nhộn nhịp, với hàng trăm thương hiệu khác nhau hiện nay, nhưng đa phần đều thuộc quyền kiểm soát của số ít tập đoàn xe hơi khổng lồ như Wolkswagen, Fiat, GM hay Daimler,..
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, tập đoàn khổng lồ của Đức đạt được doanh số 7 triệu chiếc trong 9 tháng đầu năm.