Golf, - 31/07/2021 03:03 PM
Các tay golf nổi tiếng tất nhiên luôn được chú ý nhất trong các cuộc tranh tài, nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt đến tham gia tại Thế vận hội Tokyo năm nay.

Golf không phải là môn thể thao được chú trọng tại các kỳ thi đấu Olympic bởi rất nhiều năm trước golf không phải là môn chính thức được đưa vào danh mục các môn thi đấu giành huy chương, golf mới chỉ trở lại tại kỳ thế vận hội 4 năm trước tại Brazil sau khoảng thời gian dài gián đoán vì những tranh cãi.

Chính vì vậy, tại kỳ Thế vận hội năm nay, nhiều tay golf ở một số quốc gia có rất ít thời gian để chuẩn bị và thậm chí còn gặp những khó khăn nhất định tất nhiên họ cũng đang là những người giỏi nhất tại quốc gia mà môn golf không phát triển nhiều và để đạt được tiêu chuẩn tới Thế vận hội không phải là điều đơn giản.

1 - Maria Fernanda Torres

Tay golf 26 tuổi người Puerto Rico –  quốc gia mà golf không được ưa thích bằng các môn như bóng chày, bóng rổ. Maria Fernanda Torres đến với Thế vận hội năm nay khi mới chỉ chuyển sang thi đấu chuyên nghiệp từ năm 2017. Thành tích tốt nhất cho đến nay của cô chỉ là xếp thứ 73 trong mùa giải 2019 của Hiệp hội golf nhà nghề nữ (LPGA).

Khi được đến với Olympic là một trải nghiệm hoàn toàn khác, cô nói “Ước mơ của tôi là được chơi golf và giành chiến thắng trong giải đấu chuyên nghiệp, nhưng Thế vận hội là một điều khác, đó là một giấc mơ lớn hơn”.

Việc Olympic bị hoãn tới năm nay thay vì tổ chức vào 2020 đã làm đảo lộn nhiều kế hoạch luyện tập của các vận động viên nhưng với Torres đó là một điều may mắn khi quê hương Puerto Rico bị ảnh hưởng bởi một loạt trận động đất vào đầu năm 2020 và tiếp sau đó là đại dịch Covid-19 diễn ra khiến cô gần như không thể tập tuyện cho đến tận tháng 7/2020.

Thậm chí, khi cô đến được với Olympic thì dường như nó trở thành cơ hội để cô có thể gặp gỡ được các vận động viên nổi tiếng hàng đầu ở các bộ môn khác. Cô hóm hỉnh chia sẻ, “Tôi đã ước có thể nhìn thấy những vận động viên khác và cách họ thi đấu. Nếu như tôi nhìn thấy và được nói chuyện với LeBron James, tôi có thể sẽ chết”.

2 - Mito Pereira

Tay golf 26 tuổi thi đấu cho Chile tại Thế vận hội năm nay. Khởi đầu sự nghiệp chơi golf không mấy suôn sẻ và cũng không xác định rõ con đường mà mình đi theo, Pereira đã tham gia giải quốc tế dành cho lứa tuổi học sinh trung học cơ sở và đã đến một học viện ở Mỹ nhưng anh không cảm thấy thoải mái và “chỉ muốn đến một trường học bình thường, làm những điều bình thường như những đứa trẻ khác”.

Sau hai năm không chơi golf do bị gãy xương đòn khi bị ngã xe đạp, Pereira nhận được một lời mời từ người bạn và trở lại chơi golf giải trí với kết quả khả quan với thành tích âm 5 gậy, ngay lập tức Perira cho rằng mình vẫn còn thời gian để thử thách với môn golf.

Pereira đã chơi một mùa giải tại Texas Tech và vươn lên hạng thứ 5 trong bảng xếp hạng golfer nghiệp dư thế giới, sau đó anh đã chuyển sang chơi chuyên nghiệp và bắt đầu tham gia giải PGA Tour Latinoamérica.

Hiện tại, Pereira và đồng hương Joaquín Niemann đang chuẩn bị đại diện cho Chile tại Thế vận hội và khả năng dành huy chương là không lớn với bộ đôi này khi nhìn nhận thực tế vào thành tích cũng như điều kiện khách quan khi Chile là một quốc gia nhỏ và không phải ai cũng biết PGA Tour là gì. Việc anh tham dự lần này cũng như một trải nghiệm mới khi cho biết, “tham dự Thế vận họi còn ý nghĩa hơn là việc vô địch một giải đấu nào đó, nếu chúng tôi giành huy chương thì đất nước Chile sẽ nổ tung vì tự hào”.

3 - Maha Haddioui

Tay golf nữa 33 tuổi đại diện cho Ma Rốc lần thứ hai sau khi vẫn đủ điều kiện tham gia sau lần đầu ở Brazil năm 2016.

Đây đã là một thành công của Maha Haddioui khi mà môn golf vốn không phải dành đa số người dân ở quốc gia Bắc Phi này. Trước đó, cô chỉ biết golf được chơi bởi các tầng lớp quý tộc như Vua Hassan II hoặc những người giàu có khác.

Maha Haddioui đã có cơ hội tiếp xúc với golf khi nhà cô ở Agadir – một thành phố ven biển và gần sân golf nhưng khi đó cô chỉ nghĩ rằng golf là một thứ gì đó nhàm chán và dành cho người già. Mẹ cô đã động viên khi nói rằng cô nên tìm cách thử và tình yêu với golf xuất phát trong cô từ đó.

Haddioui vượt qua các cuộc thi hiếm hoi dành cho trẻ em qua các tổ chức golf xã hội và được gửi đến Pháp để thi đấu trong các sự kiện nghiệp dư cấp cơ sở ở Châu Âu. Bước tiến tiếp theo là đến chơi chơi cho Đại học Lynn ở Mỹ và mở ra một chương mới trong sự nghiệp golf của mình.

Mười năm sau, Haddioui đã thành một golfer chuyên nghiệp và vô địch giải vô địch chuyên nghiệp nữ Ma Rốc năm 2012, thậm chí cô còn về thứ 3 trong một giải dành cho nam cùng nam và đến nay vẫn là phụ nữ Ả Rập duy nhất có vị thế trong các hệ thống các giải golf chuyên nghiệp.

Lần tham gia thứ 2 này của Haddioui vẫn như còn mới khi mà năm 2016 cô không có được trải nghiệm nhiều khi mà chỉ ở trong phòng vì virus Zika hoành hành trên đất nước Brazil năm đó.

4 - Rasmus Højgaard

Mới chỉ 20 tuổi và đại diện cho Đan Mạch tại Tokyo năm nay, Rasmus Højgaard đang thể hiện cho thấy tương lai của golf Đan Mạch hơn là tìm kiếm vinh quang từ những tấm huy chương.

Anh cho biết, “Tôi chưa hình dung được trải nghiệm tại Olympic lần này sẽ như thế nào, nhưng tôi đang mong chờ một điều bí ẩn, dẫu sao tôi cũng se cố gắng hết sức để mang lại một điều gì đó có ý nghĩa cho đất nước của tôi”.

Højgaard và người anh em song sinh Nicolai được cha mẹ cho làm quen với golf từ năm 4 tuổi và năm 16 tuổi anh đã cùng John Axelsen giành được danh hiệu Eisenhower Trophy tại Giải vô địch đồng đội nghiệp dư thế giới ở Ireland cho Đan Mạch khi đánh bại đội Mỹ của Collin Morikawa, Cole Hammer và Justin Suh.

Hai anh em trở thành golfer chuyên nghiệp vào đầu năm 2019 và đều đạt được thành công ngay lập tức. Nicolai về nhì sau Sergio Garcia tại KLM Open còn Rasmus giành chiến thắng trong chuyến lưu diễn châu Âu lần thứ năm tại Mauritius và tại The Belfry vào tháng 8 năm ngoái.

Rasmus cho biết, golf không phải thế mạnh của Đan Mạch tại Thế vận hội năm nay khi mọi ánh mắt của người dân đang dổ dồn vào đội tuyển bóng ném nam quốc gia - đội đang là đương kim vô địch và đương kim vô địch thế giới hai lần.

“Tôi cũng sẽ cố gắng hết sức mình tại môn golf nhưng cũng sẽ dành nhiều sự quan tâm đến đội bóng ném, cách họ thể hiện sẽ phần nào mang lại năng lượng cho tôi năm nay”, Højgaard cho biết.

5 - Aditi Ashok

Golf thủ trẻ 23 tuổi người Ấn Độ cũng chẳng phải là cái tên đáng chú ý để giành huy chương tại Thế vận hội nhưng câu chuyện về sự cố gắng của cô sẽ cho ta một góc nhìn khác.

Lớn lên tại Bangalore, Ấn Độ - một thành phố có gần 9 triệu dân nhưng tỷ lệ người biết golf chỉ có một tỷ lệ rất thấp. Thậm chí cả đất nước Ấn Độ chỉ có 200 sân golf cho 150.000 người trên tổng dân số 1,4 tỷ người để thấy rằng golf không hề dễ tiếp cận tại quốc gia này và đạt tiêu chuẩn để đến được Olympic.

Ashok đã đại diện cho Ấn Độ trong môn golf nữ tại Thế vận hội Rio 2016 với tư cách là một vận động viên chuyên nghiệp mới 18 tuổi nhưng đáng buồn là hơn một nửa số người hâm mộ thể thao Ấn Độ được khảo sát trước Thế vận hội thậm chí không biết rằng golf đã trở lại là một môn thể thao Olympic.

Ashok đặt mục tiêu thay đổi điều đó tại Tokyo và giúp thay đổi cách nhìn của mọi người đối với golf.

Cô đã được làm quen với golf từ lúc 5 tuổi khi bố mẹ cô tham gia các khóa học cơ bản tại một câu lạc bộ lâu đời nhất trên thế giới vốn để phục vụ cho người Anh trong những năm đô hộ thực dân tại các quốc gia khác.

Ashok vượt qua cuộc thi nghiệp dư ở Ấn Độ và giành chức vô địch nữ nghiệp dư quốc gia khi mới 13 tuổi vào năm 2011 và là nhà vô địch 3 lần dành cho lứa tuổi thiếu niên. Cô trở thành golf thủ chuyên nghiệp năm 2016.

Năm 2016 tại Rio, Ashok chỉ đứng vị trí thứ 41 và kể từ đó cô đã cố gắng nâng cao trình độ của mình khi tham gia các tour đấu chuyên nghiệp tại Châu Âu và Mỹ.

Khó khăn gần đây lại nổi lên khi đất nước Ấn Độ trải qua một đợt dịch Covid-19 tồi tệ, cô bị hạn chế ra ngoài và phải luyện tập trên sân thượng của gia đình. Gần đây cũng không được tham dự giải đấu nào chất lượng.

Dù vậy cô đến với Thế vận hội lần này cũng không hề thiếu quyết tâm dù cơ hội có được vị trí tốt là không nhiều. “Có những thứ bạn không thể kiểm soát được, Covid là một ví dụ và đến bây giờ là thử thách của tôi tại Thế vận hội lần này”.

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.