Tuần vừa rồi, giải đua xe F1 chuyển tới Trung Đông đua chặng Bahrain Grand Prix. Bahrain, quốc gia vùng vịnh nhỏ bé được thế giới biết đến phần nhiều bởi những tranh chấp giữa hai phái Hồi giáo là Shia và Sunnis đe dọa hòa bình thế giới bởi lôi cuốn nhiều quốc gia Trung Đông. "Tuy nhiên, yếu tố xã hội này không phải là lý do ngạc nhiên nhất về việc F1 tới đây thi đấu". Forbes nhấn mạnh.
Con số 19 vòng đua của F1 được diễn ra chủ yếu tại những đất nước quyến rũ như Monaco, Malaysia, Singapore cũng như các cường quốc toàn cầu như Mỹ, Đức và Anh. Do đó, việc F1 thi đấu ở Bahrain là một sự kiện gây ngạc nhiên lớn. Tuy nhiên, thực tế có một lý do thuyết phục mà giải đua công thức 1 chọn địa điểm này.
F1là môn thể thao hấp dẫn nhất thế giới.
Mô hình kinh doanh của F1 không giống như bất kỳ một môn thể thao nào khác. Đơn vị tổ chức đua không nhận được doanh thu từ bản quyền phát sóng truyền hình, hệ thống ăn nghỉ hay các banner quảng cáo. Tiền kiếm được của các hoạt động thuộc sở hữu của F1 Group, được điều hành bởi tỷ phú người Anh Bernie Ecclestone và kiểm soát bởi công ty tư nhân CVC.
Nguồn thu nhập mà nơi tổ chức đua kiếm được duy nhất là bán vé, đó là chưa kể mức phí phải đóng cho F1 để được tổ chức giải đua, con số trung bình là 27 triệu USD vào năm 2011. Mức phí thường tăng 10% mỗi năm theo tính toán. Mỗi nơi lại có mức phí khác nhau, ví như Monaco không phải đóng phí, Italy là 7 triệu USD nhưng các nước châu Á lên tới trên 60 triệu USD như Hàn Quốc 65 triệu, Malaysia 67 triệu.
Áp lực đặt ra cho những nhà tổ chức đua là phải kiếm được nhiều tiền từ bán vé để bù đắp cho mức phí phải đóng hàng năm. Đó là lý do vì sao giá vé ở chặng US Grand Prix tại Austin, Texas tăng 24,5 % lên 409,5 USD so với năm 2012. Tuy nhiên việc tăng giá vé chưa đem lại nguồn tài chính tốt nhất bởi chi phí cho những cuộc đua cũng là một vấn đề nan giải mà mỗi nhà tổ chức phải bỏ ra.
Chi phí vận hành thường được chính phủ các nước tổ chức với con số đầu tư hơn 400 triệu USD mỗi năm. Sở dĩ các chính phủ đứng ra lo số tiền này bởi lợi ích vô hình mà F1 mang lại là quảng bá hình ảnh đất nước, làm động lực phát triển các ngành kinh tế. Do đó, phải là những quốc gia giàu có để đảm bảo khả năng chi trả cho F1, đây là lý do vì sao 8 trong 10 nước có GDP cao nhất thế giới (theo số liệu của World Bank) tổ chức đua F1.
Có tới 8 trên 10 nước GDP cao nhất thế giới đang tổ chức đua F1. Ảnh: Forbes.
Theo bảng trên, Mỹ đứng đầu với GDP 16,2 nghìn tỷ USD, Trung Quốc đứng thứ hai bằng khoảng một nửa của Mỹ, và theo sau là Nhật Bản với 6 nghìn tỷ USD. Cả ba nước này đều tổ chức đua F1, chỉ có 2 trong 10 nước GDP cao nhất không có đường đua F1 là Pháp và Ấn Độ. Pháp tổ chức F1 lần cuối năm 2008 còn Ấn Độ mới chỉ dừng năm vừa rồi vì sự mất giá của đồng Rupi.
Chính phủ các thị trường mới nổi như Bahrain bơm tiền vào F1 bởi họ đặt chúng trên bản đồ thể thao toàn cầu cùng với các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Đức. Lượng khán giả đến xem hàng năm tới vài trăm ngàn người, cao nhất tại Anh. Các quốc gia này được quảng bá hình ảnh trên truyền thông, F1 là môn thể thao có số người theo dõi nhiều nhất trên thế giới, khoảng 450 triệu khán giả vào năm 2013.
Hãng nghiên cứu thị trường Smith Travel Reseach tại Mỹ cho biết, trong 5 ngày của chặng đua kết thúc vào 18/11/2012, Austin (Texas, Mỹ) thu về 32 triệu USD, gấp 3 lần so với năm trước đó. Khách sạn ở Austin trước cuộc đua chính bao giờ cũng đầy 97,8% số phòng, với mức chi trả trung bình 300 USD. Thậm chí The Circuit of the Americas, đơn vị tổ chức US Grand Prix còn kiếm được 2,8 triệu USD từ đồ uống.
Một thống kê khác từ UNWTO cho thấy, các quốc gia tổ chức F1 từ năm 1999, bình quân doanh thu du lịch tăng 83% tới năm 2012. Trong đó, tăng mạnh nhất là Malaysia với 351% lượng khách du lịch nước ngoài tăng lên kể từ 1999.
Không thể dự đoán chính xác con số khán giả kéo tới một địa điểm du lịch vì nơi đó có tổ chức F1 nhưng thực tế cho thấy, lợi ích mang lại cho mỗi quốc gia là không nhỏ. Nhưng để đầu tư được bộ môn thể thao xa xỉ này, chính phủ nước tổ chức phải có một nguồn tài chính dồi dào, luôn sẵn sàng chi trả hàng trăm triệu USD mỗi năm.
Với những kinh nghiệm của mình, tay đua Charles Leclerc đã truy đổi và theo dấu một nhóm tội phạm, đồng thời báo lực lượng công quyền để bắt giữ.
Ngày 28/4, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup ban hành nghị quyết về việc giải thể Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix, một công ty con do Vingroup sở hữu 100% vốn điều lệ.
Vì không đủ khả năng để nâng cấp đường đua thế nên Nam Phi và Việt Nam có thể là 1 trong hai quốc gia có khả năng được quyền đăng cai chặng F1 năm 2024.
Aston Martin Vantage F1 Edition và DB11 V8 Coupe phiên bản nâng cấp vừa được ra mắt thị trường Việt Nam với mức giá bán lần lượt 18.799 và 19.799 tỷ đồng.
Vốn được ưa chuộng tại Việt Nam, Ferrari không chỉ thu hút đại gia Việt bằng những mẫu siêu xe mới mà có cả một số mẫu siêu xe “cổ”.