Một trong những thành phần không thể thiếu ở đấu trường F1 chính là các thương hiệu xe hơi danh tiếng. Trong 70 năm tồn tại và phát triển, giải đua xe F1 đã chứng kiến sự ganh đua căng thẳng giữa các ông lớn đến từ khắp nơi trên hành tinh. Không phải ai cũng giành được thành tích như mong đợi nhưng có một điểm chung là tất cả đều phải bỏ ra rất nhiều nguồn lực để tham gia sân chơi này.
Không giống như đua xe đường trường rally hay touring, đua xe F1 là một thể thức rất khác khi sử dụng những chiếc xe chuyên biệt chứ không được phát triển dựa trên các dòng xe đường phố. Chúng được tích hợp các công nghệ tiên tiến nhất – kết quả từ quá trình nghiên cứu và phát triển công phu và tốn kém - để đạt tới hiệu năng vận hành tốt nhất trong khuôn khổ điều lệ của giải đấu.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật ở mỗi thời kỳ lại đem đến cho xe đua F1 những đặc trưng riêng và dần hoàn thiện chúng theo thời gian. Nếu như ở cuối thập niên 50, những nỗ lực tối ưu tỷ lệ phân bổ trọng lượng của xe đua F1 đã đẩy động cơ ra phía sau thì sang đến thập niên 60, các đột phá về khí động học đã làm chúng tiến hóa khi ‘mọc’ thêm cánh gió cỡ lớn ở phía sau.
Đến những năm 70, động cơ được quan tâm đặc biệt, đồng thời những chiếc xe bắt đầu tiếp nhận phong cách thiết kế ‘wedge-shape’. Đến thập niên tiếp theo, chúng được cải thiện về độ cứng và trọng lượng bằng các vật liệu tiên tiến như sợi carbon, kết hợp với việc ứng dụng nguyên lý khí động học ‘hiệu ứng mặt đất’. Những cải tiến trên xe đua F1 vẫn được duy trì trong thập niên 90 với hộp số bán tự động, hệ thống treo chủ động cùng vô số công cụ trợ lái.
Bước sang thế kỷ 21, các lĩnh vực như vật liệu nhẹ và khí động học tiếp tục có những bước tiến và giúp cho những chiếc F1 vượt trội hơn bao giờ hết. Cùng với đó là những hệ thống máy tính vô cùng mạnh mẽ cũng như công nghệ mô phỏng hiện đại. Đặc biệt, những chiếc xe F1 ở thế kỷ này đã được tích hợp công nghệ hybrid, không chỉ giúp nâng cao hiệu suất hoạt động mà còn bổ sung sức mạnh cho xe.
Và cũng từ chính những bài học quý giá thu lượm từ xe đua F1, các nhà sản xuất ô tô đã có thể hoàn thiện và ứng dụng các công nghệ mới lên những mẫu xe đường phố - vũ khí chủ lực của họ. Có lẽ, chúng ta đã quá quen với những siêu xe thể thao được phát triển dựa trên các thành tựu công nghệ trên đường đua F1. Từ những McLaren F1 hồi đầu thập niên 90 cho đến Aston Martin Valkyrie hay Mercedes-AMG One của hiện tại, tất cả đều là những minh chứng điển hình cho việc ứng dụng công nghệ xe đua F1.
Nhưng đâu chỉ có siêu xe, rất nhiều dòng xe hiện nay cũng sở hữu những công nghệ như vậy. Vật liệu siêu nhẹ như sợi carbon ngày càng trở nên phổ biến hơn, tương tự là hệ thống treo chủ động, lẫy chuyển số hay các hệ thống trợ lái. Đấy là chưa kể các công nghệ như tăng áp, ABS hay AWD... đều được hoàn thiện hơn nhờ những chiếc xe F1.
Tất nhiên, đó chưa phải là tất cả. F1 còn là sàn diễn của các nhà sản xuất xe hơi, cho phép họ quảng bá hình ảnh và những thành tựu công nghệ đã đạt được. Đặc biệt, với những chiến tích trên đường đua F1, các thương hiệu có thể nâng tầm giá trị của bản thân một cách cực kỳ hiệu quả. Đơn cử như Honda đã thực sự chuyển mình nhờ kỳ tích ở cuối thập niên 80 cùng với McLaren. Cùng với đó là trường hợp của Ford sau hàng loạt thành công với đối tác Cosworth.
Kể từ cuộc đua đầu tiên diễn ra vào ngày 13/5/1950 tại trường đua Silverstone (Anh), F1 đã có vô số thay đổi. Thế nhưng, giá trị của giải đấu này mang lại vẫn vẹn nguyên. Bất chấp sự cạnh tranh khốc liệt và cực kỳ tốn kém, đua xe F1 chưa bao giờ mất đi sức hút với các tên tuổi trong lĩnh vực xe hơi.
Với những kinh nghiệm của mình, tay đua Charles Leclerc đã truy đổi và theo dấu một nhóm tội phạm, đồng thời báo lực lượng công quyền để bắt giữ.
Ngày 28/4, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup ban hành nghị quyết về việc giải thể Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix, một công ty con do Vingroup sở hữu 100% vốn điều lệ.
Vì không đủ khả năng để nâng cấp đường đua thế nên Nam Phi và Việt Nam có thể là 1 trong hai quốc gia có khả năng được quyền đăng cai chặng F1 năm 2024.
Aston Martin Vantage F1 Edition và DB11 V8 Coupe phiên bản nâng cấp vừa được ra mắt thị trường Việt Nam với mức giá bán lần lượt 18.799 và 19.799 tỷ đồng.
Vốn được ưa chuộng tại Việt Nam, Ferrari không chỉ thu hút đại gia Việt bằng những mẫu siêu xe mới mà có cả một số mẫu siêu xe “cổ”.